Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ

Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ 560/TA- Ấp Tân An-Xã Tân Thành Huyện Lai Vung – Đồng Tháp DD: 0939.826271, 0975.865463 Email : thienmy.thich@gmail.com

Monday, August 24, 2009

NHẠC CỔ-TRUYỀN THU HÚT CẢ MỸ LẪN VIỆT TẠI EDEN CENTER

NHẠC CỔ-TRUYỀN THU HÚT CẢ MỸ LẪN VIỆT TẠI EDEN CENTER
Tâm Việt
Chiều Chủ-nhật vừa qua (23/8/2009), để chuẩn-bị kết thúc chương-trình triển lãm “Exit Saigon, Enter Little Saigon” (“Lìa xa Sài Gòn yêu dấu, Nhập Tiểu Sài Gòn thân thương”) tại Trung-tâm Eden (Ngã 7 Falls Church, VA), hệ-thống bảo tàng Smithsonian đã mời một số nghệ-sĩ người Việt đến trình diễn âm-nhạc cổ-truyền VN cho các khách đến thăm triển lãm được thưởng thức một khía cạnh khá đặc-biệt của văn-hoá chúng ta.
Vì chương-trình được thông-báo trước trên các phương-tiện truyền-thông trong vùng nên ngay từ 1 giờ đã có một số đồng-hương tề tựu đến địa-điểm triển lãm cùng với một số bạn người Mỹ tò mò muốn biết về văn-hoá cổ-truyền VN, nhất là khía cạnh âm-nhạc. Vì bên cạnh triển lãm và chương-trình âm-nhạc cũng còn có hàng thủ-công-nghệ (nhất là đồ gốm Bát Tràng) và tranh ảnh VN do Galerie Brigitte trưng bầy nữa nên các khách đến chơi cũng ghé qua xem và mua quà.
Mở đầu, ông Ban Trần trong DC Working Group, tức nhóm cộng-tác với Smithsonian trong cuộc triển lãm “Exit Saigon, Enter Little Saigon,” chào mừng quan-khách và giới-thiệu cô Francey Youngberg, một phụ-tá chủ chốt của Chương-trình Người Mỹ gốc Á-châu Thái-bình dương (Smithsonian APA Program) do Tiến-sĩ Franklin Odo cầm đầu. Cô Youngberg lên cám ơn sự hiện diện của khán-thính-giả và nhất là nói lên sự tiếp tay nhiệt-tình của cộng-đồng VN qua những vị như cô Minh Thu Lynagh, ông Ban Trần, Đài Việt Nam Hải Ngoại và đặc-biệt của Trung-tâm Eden (qua ông Alan Frank).
Phần đầu, nhạc đờn cổ-truyền
Mở đầu chương-trình, ông Nguyễn Ngọc Bích giới-thiệu cô Kim Oanh và ban nhạc thiếu-nhi của cô gồm đủ các loại nhạc-khí, từ đàn tranh đến trống, chiêng, sanh tiền, tam phách, đàn môi…
Sang phần trình diễn, hai em gái Phương Nhi và Khánh Vân trong áo dài vàng thật đẹp đã cùng cô Kim Oanh (trong một bộ gồm 2-3 lớp) đồng-tấu một bài cổ-nhạc miền Trung đi từ “Long Hổ Hội” qua “Thu Hồ.” Tiếp đến bản cổ-nhạc miền Nam, “Thiên Bất Túc.” Xong bài “Khổng Minh Toạ Lầu” với âm-hưởng Trung-hoa thì được toàn-ban tham-gia: Ngoài cô Kim-Oanh và hai em Nhi-Vân nói trên còn có cháu Trần Lộc chơi trống, cháu Thiên Uyên chơi sanh tiền, cháu Lê Đức Hiên chơi tam phách, và cháu Trọng Nhân chơi phách-sanh tiền cùng cô Kim Oanh đạp nhịp chân. Bài này, vì điệu nhộn nhịp nên được khán-giả hân hoan vỗ tay theo, rất vui.
Sau phần nhạc bác-học, toàn-ban quay sang trình bầy bằng đàn bài dân-ca miền Bắc mang tên “Trống Cơm.” Do bài này có nhiều người biết nên sau lần dợt đầu, đã có nhiều người tham-gia bằng tiếng hát: “Tình bằng có cái trống cơm, Khen ai khéo vỗ ố mấy bông mà nên bông…”
Rồi hai em Phương Nhi và Khánh Vân lại hợp-tấu hai bài dân-ca miền Trung, bài “Lý Hoài Xuân” qua “Lý Tình Tang,” cũng rất lôi cuốn.
Chuyển sang tân-nhạc để cho thấy khả-năng của đàn tranh, hai em Phương Nhi-Khánh Vân trình bầy bài “Lối về xóm nhỏ” (Hoàng Thi Thơ) và “Bà Mẹ Quê” (Phạm Duy). Bài “Hòn Vọng Phu” của Lê Thương được hai em đờn chung với cô Kim Oanh, chơi một đàn tranh lớn (của Trung-hoa). Cuối phần này, em Khánh Vân chơi độc-tấu bài “Bèo Giạt Mây Trôi” (dân-ca miền Bắc) và em Phương Nhi độc-tấu bài “Mưa Trên Phố Huế.”
Song vì thấy khán-giả còn hăng hái hưởng ứng, cô Kim Oanh đã cho diễn thêm một màn dân-nhạc Tây-nguyên với toàn-ban chơi cả trống lẫn chiêng (thay cho cồng) và chính cô chơi đàn môi.
Sang dân-ca
Phần 2 của chương-trình được dành cho dân-ca. Phương Mỹ thuộc ban nhạc Hương Xưa (ban này do cô Kim Oanh thành-lập cách đây đã hơn 30 năm và đã từng tham-gia American Folk Life Festival từ những năm 1979-80) đã trở lại với khán-thính-giả trong bài “Con Gà Rừng” thật đặc-sắc với tiếng đệm ghi-ta của anh Vũ Đình Long (người cầm đầu Gia-đình Phật-tử Giác Hoàng), một tay đờn cột trụ ngày trước của Hương Xưa.
Chuyển sang điệu ru, Phương Mỹ trình bầy bài “Gió Mùa Thu” (điệu ru miền Tân An-Chợ Lớn) để rồi lại trổ tài trong bài Vọng Cổ “Dạ Cổ Hoài Lang” (“Nghe tiếng trống canh đêm, nhớ đến chàng”), với sự đệm đờn thiện-nghệ của ông Nguyễn Văn Trường (trong nhóm Trường Tương Tư), và kết thúc với bài tân-nhạc “Còn thương rau đắng mọc sau hè.”
Phần này được nhộn hẳn lên khi ông Nguyễn Ngọc Bích lên mời tất cả mọi người đứng lên để tham-gia hát chung bài “Hù Là Khoan” (“Tìm em như thể tìm chim, Chim bay biển Bắc ta tìm biển Đông”) rồi quay sang “Cò Lả”:
Tình tính tang, tang tính tình
Cô mình rằng, cô mình ơi
Mình có nhớ, nhớ ta chăng?
Mình có nhớ, nhớ ta chăng?
Lẽ ra, phải còn một phần thứ 3 trong buổi trình diễn âm-nhạc cổ-truyền hôm Chủ-nhật vừa qua, do hai nghệ-sĩ thượng thặng của cộng-đồng chúng ta được mời trình bầy. Nhưng G.S. Nguyễn Ngọc Bích đã phải xin lỗi là chuyện này không thành vì vào phút chót, nghệ-sĩ Nga My có chuyện gia-đình (có cháu mới sinh) nên đã không tiện tham-gia. Ông Bích xin nhận lỗi về phía ban tổ-chức.
Nhưng cũng để kết thúc buổi trình diễn trong một nốt cao, ông Nguyễn Văn Đặng thuộc Cộng-đồng VN vùng DC-MD-VA đã được mời trình bầy một số bài bằng khẩu-cầm (harmonica) rất vui nhộn, hứng khởi.
Người ta để ý, trong số khán-thính-giả đến dự và xem buổi trình diễn có nhiều nhân-vật quen thuộc và nổi tiếng trong cộng-đồng, cách đặc-biệt là có sự hiện-diện của bà Huỳnh Sanh Thông đến từ Connecticut, phu-nhân của dịch-giả nổi tiếng từ tiếng Việt, người dịch Truyện Kiều và là tác-giả của hai hợp-tuyển thơ VN dịch sang tiếng Anh, Giáo-sư dạy ở Yale University và là người đã được giải thưởng McArthur Foundation ($360,000). Bên cạnh những vị quen thuộc trong cộng-đồng, người ta cũng để ý có một số khán-thính-giả người Mỹ và ngoại-quốc như ông tướng Hugo và phu-nhân, bà Đạm Thuỷ, ông Peter Su, phụ-tá trong cuộc vận-động tranh cử của ứng-cử-viên Thống-đốc Tiểu-bang Virginia, ông Bob McDonnell, và cô Francey Youngberg, đại diện ông Franklin Odo, và cả gia-đình đi từ New York xuống chơi.
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=115&nid=148732

Wednesday, August 19, 2009

LO`NG ME.

LO`NG ME.



http://star.zing.vn/star/phong-thu/Long-MeY-Van-.3729.html

Tác giả: Y Vân

Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào,
Tình Mẹ tha thiết như giòng suối hiền ngọt ngào,
Lời Mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào.
Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng Mẹ yêu.

Lòng Mẹ thương con như vầng trăng tròn mùa thu.
Tình Mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ.
Lời ru man mác êm như sáo diều dật dờ.
Nắng mưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ.

Thương con thao thức bao đêm trường,
Con đà yên giấc Mẹ hiền vui sướng biết bao.
Thương con khuya sớm bao tháng ngày.
Lặn lội gieo neo nuôi con tới ngày lớn khôn.

Dù cho mưa gió không quản thân gầy Mẹ hiền.
Một sương hai nắng cho bạc mái đầu buồn phiền.
Ngày đêm sớm tối vui cùng con nhỏ một niềm.
Tiếng ru êm đềm mẹ hiền năm tháng triền miên.

Lòng Mẹ chan chứa trên bao xóm làng gần xa.
Tình Mẹ dâng tới trăng ngàn đứng lặng để nghe,
Lời ru xao xuyến núi đồi suối rừng rặng tre.
Sóng ven Thái Bình im lìm khi tiếng Mẹ ru.

Một lòng nuôi nấng vỗ về những ngày còn thơ.
Một tình thương mến êm như tiếng đàn lời ca.
Mẹ hiền sớm tối khuyên nhủ bao lời mặn mà.
Khắc ghi bên lòng con trẻ muôn bước đường xa.

Thương con Mẹ hát câu êm đềm,
Ru lòng thơ ấu quản gì khi thức trắng đêm.
Bao năm nước mắt như suối nguồn.
Chảy vào tim con mái tóc trót đành đẫm sương.

Dù ai xa vắng trên đường sớm chiều về đâu.
Dù khi mưa gió tháng ngày trong đời bể dâu.
Dù cho phai nắng nhưng lòng thương chẳng lạt mầu.
Vẫn mong quay về vui vầy dưới bóng mẹ yêu.

CHIEC A'O BA` BA

CHIEC A'O BA` BA